Sử dụng và tác dụng Dấu_luyến

Dấu luyến hàm ý rằng các nốt dưới tác động của nó cần phải được biểu diễn (hay ca hát) một cách mượt mà theo một cách liên tục, không để lộ sự ngăn cách giữa các nốt.[2] Điều này có nghĩa, nốt đầu sẽ tiếp diễn đến khi nốt cuối được cất lên. Có thể nói rằng kỹ thuật legato này trái ngược với kỹ thuật staccato (ngắt âm), song bản thân kỹ thuật legato không nhất thiết hàm ý rằng không được có ngắt âm mà đó là sự ngắt âm hết sức mượt mà.[4]

Gamme âm nguyên tại Đô, legato Phát (trợ giúp·thông tin)

Dấu luyến áp dụng lên các nốt nhạc khác cao độ và có thể khác loại nhau. Có thể áp dụng cho hai hoặc nhiều hơn hai nốt cùng một lúc. Thỉnh thoảng dấu luyến có thể ôm lấy nhiều ô nhịp, và trong trường hợp đó có lẽ nhà soạn nhạc có dụng ý rằng cần phải cố gắng biểu diễn những nốt nhạc đó càng legato (mượt mà) càng tốt.

Ngoài ra, khi bè cho hai nhạc cụ được soạn trên cùng một khuông nhạc, mà trong cả hai bè đó lại có những nhóm nốt nhạc luyến giống nhau ở cả hai bè thì thông thường người soạn nhạc vẫn viết rõ hai bộ dấu luyến; tuy nhiên, một số bản tổng phổ lại chỉ viết một bộ dấu luyến cho một bè và ngầm hiểu áp dụng cách luyến đó cho bè kia.